top of page

Tác Dụng Dược Lý Của Bán Hạ Nam

Bán hạ nam có tên khoa học là Rhizoma Typhonii trilobati, là thân rễ của cây Bán hạ Typhonium trilobatum Schott (bán hạ nam), họ Ráy (Araceae). Bán hạ nam còn có tên gọi khác là củ chóc, lá ba chìa, cây chóc chuột, là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta.

Cây bán hạ namBán hạ nam có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh. Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nóng hoặc phơi khô thì vị cay không còn nữa. Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy cần phải bào chế để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ. Theo các nghiên cứu gần đây, thành phần hóa học của bán hạ nam chứa : 69,9% nước, 1,4% protein, 0,1% chất béo, 1% chất sợi, 26% carbohydrat khác, 1,6% các chất vô cơ, 35mg % calci, 20 mg% phospho, 1,3 mg % sắt, 9mg % natri, 237 mg % kali. Ngoài ra, còn có 0,07% thiamin, 0,7 mg % niacin, 78 mg% caroten, 17,5% mg% acid folic, 3,7ppm flo, 0,8 ppm% iod, 22,85% cholin (dạng muối chlorid). Dịch chiết cồn bán hạ nam chứa β-sitosterol, 2 sterol khác và một hợp chất ở dạng tinh thể. Trong thành phần bán hạ nam có chứa alcaloid và stigmasterol. Tác dụng dược lý của Bán hạ nam Thành phần trong bán hạ có β-sitosterol có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ức chế hấp thu cholesterol từ ruột. Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc (2006), sản phẩm chiết nước từ rễ cây bán hạ có tác dụng làm giảm cân nặng, lượng triglycerid và acid béo tự do trong máu của chuột Zucker thực nghiệm. Chữa ho, chống nôn: Tác dụng chống nôn là do phytosterol của bán hạ. Ngoài ra, bán hạ có tác dụng giải độc (antidotal) đối với nhiễm độc strychnine và acetylcholin. Thuốc ngâm kiệt Bán hạ sống có tác dụng chống rối loạn nhịp tim trên súc vật.

Trong y học cổ truyền, nhiều phương thuốc hay được dùng có vị bán hạ, ví dụ như: Thuốc sắc để trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu ngày hoặc khi vị khí xông lên vùng thượng tiêu, gây nôn lợm bao gồm Bán hạ nam 12g; trần bì, bạch phục linh mỗi vị 10g; cam thảo 8g. Trị bụng đầy trướng, buồn nôn: Bán hạ, trần bì, cam thảo, bạch linh, cùng với sinh khương mỗi vị 12g, sắc uống; hoặc bán hạ nam 40g, chỉ xác 28g, phèn phi 32g, sắc uống. Trị ong đốt, rắn cắn:Đem củ bán hạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt. Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bán hạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị rắn cắn. Trong bài thuốc Hạ mỡ máu, bán hạ nam cũng là 1 trong 9 dược liệu nằm trong bài thuốc mà Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm thiên nhiên đang hợp tác nghiên cứu. Tài liệu tham khảo: Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập II”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr 1010Kim. Y. J., Y. O. Shin, Y. W. Ha, et al. (2006), Anti-obesity effect of Pinellia ternata extract in Zucker rats, Biol Pharm Bull, 29(6), 1278-1281.


bottom of page