top of page

Tổng quan về mụn trứng cá


TÓM TẮT

Mụn trứng cá là một bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình tràng viêm khu trú nang lông tuyến bã, chúng xuất hiện phổ biến ở độ tuổi dậy 12-24 tuổi, ước tính 85% dần số bị ảnh hưởng. Mụn trứng cá có nhiều thể bệnh khác nhau: mụn trứng cá thường, trứng cá mũi sư tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá đỏ, trứng cá sẹo lồi,… Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá đến nay được xác định do: Sự tăng tiết bã nhờn, Sự sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông, Sự liên quan của trực khuẩn kị khí gram dương Propionibacterium acnes, Các loại phản ứng viêm. Trong đó sự tăng tiết bã nhờn được coi là điều kiện cần của mụn trứng cá, còn phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt. Vai trò của phản ứng viêm quan trọng đến nỗi ngày nay người ta có xu hướng xem mụn trứng cá là một loại bệnh tự miễn. Biểu hiện của bệnh là nhiều loại tổn thương khác nhau như: nhân mụn (comedon), sẩn, mụn mủ, cục, nang… khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực. Để thuận lợi cho công tác điều trị, bác sĩ lâm sàng thường chia tổn thương thành hai loại, đó là tổn thương viêm (mụn bọc, mụn mủ) và tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen).

Từ khóa: Mụn trứng cá, tăng tiết bã nhỡn, cơ chế bệnh sinh

AN OVERVIEW OF ACNE VULGARIS

Authors: Ds. Tran Thi Thuy

Institute for Research and Development of Organic Products (IRDOP)

176 Phung Khoang, Nam Tu Liem, Ha Noi, Viet Nam

Acne is a dermatitis, also known as eczema that result in inflammation of the skin, which occurs most commonly at 12-24 years of age, with an estimated 85% of world population get affected. Acne has many different types: acne vulgaris, blackheads, whiteheads, papules, pustules, … The major pathogenic factors involved are: increased production of sebum, obstruction of sebaceous follicles resulting from abnormal keratinization of the infundibular epithelium, infection of propionibacterium acnes, inflammatory reactions. In which the increased production of sebum is considered as the most popular pathogenic factor, and inflammatory reaction is the key factor. The role of the inflammatory response is so important that acne is considered as an autoimmune disease. Symptoms of the disease are many different types of injuries such as comedon, papules, pustules, lumps, follicles … located in the areas where many secretions are released such as your face, back, chest. For treatment, acne has been divided into two clinical types, inflammatory (acne vulgaris, pustules) and non-inflammatory (whiteheads, blackheads).

Keywords: Acne vulgaris, increased sebum secretion, pathogenesis mechanism

1.1. Định nghĩa

Thuật ngữ mụn trứng cá xuất phát từ Hy Lạp “acme” có nghĩa là “nguyên tố của cuộc sống”. Mặc dù nhìn chung được coi là tình trạng lành tính, tự hạn chế, mụn trứng cá có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý hoặc làm sứt mẻ các vết sẹo có thể tồn tại suốt đời [2].

Đó là một rối loạn pleomorphic và có thể hiển thị bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 12-24, ước tính 85% dân số bị ảnh hưởng [3].

Mụn trứng cá (acne vulgaris), là bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình trạng viêm khu trú vùng nang lông – tuyến bã [16]. Sự sừng hóa ở cổ nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên bề mặt da, làm chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây viêm, hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.

Bệnh mụn trứng cá là một bệnh ở vùng nang lông được đặc trưng bởi sự hình thành bởi sự đóng mở các nhân mụn, nốt sần, mụn mủ, nốt sụn và nang [1].

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi nhân mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng.

Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn trứng cá thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, bệnh có xu hướng tồn tại dai dẳng, hay tái phát, với biến chứng thường gặp là sẹo lõm, hoặc sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ, làm suy giảm đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có sự liên hệ khá rõ ràng giữa bệnh lý mụn trứng cá và xu hướng trầm cảm (depression), đặc biệt là ở người trẻ [4,5].

1.2. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế sinh bệnh được xác định cho đến thời điểm hiện nay là do:

· Sự tăng tiết bã nhờn.

· Sự sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông.

· Sự liên quan của trực khuẩn kị khí gram dương Propionibacterium acnes.

· Các loại phản ứng viêm

Trong đó sự tăng tiết bã nhờn được coi là điều kiện cần của mụn trứng cá, còn phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt. Hiện nay, mụn trứng cá được xem là một loại bệnh tự miễn do đó vai trò của phản ứng viêm là rất quan trọng. Biểu hiện của bệnh là nhiều loại tổn thương khác nhau như: nhân mụn (comedon), sẩn, mụn mủ, cục, nang… khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực. Để thuận lợi cho công tác điều trị, bác sĩ lâm sàng thường chia tổn thương thành hai loại, đó là tổn thương viêm (mụn bọc, mụn mủ) và tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen). Cần lưu ý đến tính chất đa dạng trong tổn thương mụn trứng cá để phân biệt với phát ban trứng cá, vốn thường có triệu chứng là các sang thương đơn dạng (sẩn), cùng lứa tuổi và có thể xuất hiện ở vị trí ngoài vùng tiết bã [16].



1.2.1 Tăng tiết bã nhờn

Tăng tiết bã nhờn là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá. Theo nhóm, bệnh nhân bị mụn tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với người bình thường và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá có liên quan đến mức độ ứ mỡ, phụ thuộc trực tiếp vào kích cỡ và tốc độ tăng trưởng của tuyến nhờn dưới sự kiểm soát của androgens [9].

Tăng nồng độ testosterone trong huyết thanh đã được ghi nhận có liên quan đến bệnh ở bệnh nhân bị mụn trứng cá. Testosterone tự do là thông số duy nhất có thể được sử dụng chẩn đoán ở nam giới. Có sự tương quan thuận giữa androgens và mụn trứng cá cho thấy tầm quan trọng của hoạt tính hormon ngoại biên với da [10].

Tăng tiết bã nhờn ở bệnh nhân bị mụn trứng cá thường do đáp ứng quá mức của cơ thể [7]. Thay đổi khác biệt của testosterone ngoại vi thành dihydrotestosterone có thể giải thích tại sao các tuyến trong vùng bã nhờn tăng lên ở tuổi dậy thì. Mức testosterone huyết tương thường tăng ở những phụ nữ bị chứng mụn trứng cá.

Một vai trò có thể của bã nhờn trong sinh lý bệnh của mụn trứng cá là vai trò chính hoặc liên kết của nó trong sự hình thành nhân mụn [8]. Một vai trò không thể phủ nhận nữa của bã nhờn là cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn P. acnes.

1.2.2 Sự tăng sừng hóa làm tắc nghẽn nang lông

Sự tắc nghẽn của lỗ nang lông trước sự phát triển của các tổn thương mụn. Sự tắc nghẽn này được tạo ra bởi sự tích tụ các tế bào keratin sừng hóa dính liền trong lỗ nang gây cản trở dòng chảy của bã nhờn. Nguyên nhân không rõ nhưng quá trình này có thể bị ảnh hưởng của androgens [2,7].

Khi trong nang bị tắc bởi các tế bào nang bong tróc bất thường, chất nhờn bị mắc kẹt trong nang, làm nang lông phình to. Xét nghiệm vi thể những tổn thương này là những nang lông chứa hỗn hợp biểu mô nang trứng, bã nhờn, vi khuẩn và nấm [9].

1.2.3 Sự phát triển của các vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes)

P.acnes là một loại trực khuẩn kị khí hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Ở người bị bệnh có trung bình 114 800 vi khuẩn/ cm2, còn người không bị bệnh thì không tìm thấy vi khuẩn[17]. Khi chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn P.acnes, P. grannulosum, S. albus,… phát triển ở dưới cổ nang lông tuyến bã. Chúng tiết ra men hyaluronidase, lipase, lecitinase có khả năng phân hủy lipid, giải phóng acid béo tự do có trong tế bào và chất nhờn bị tích tụ làm viêm tấy nang lông và cổ nang lông tạo nên mụn trứng cá dạng sẩn, mụn mủ, cục và nang [16, 17].

Khi vi khuẩn kỵ khí P.acnes trong môi trường lý tưởng của nhân mụn: giàu chất lipid cùng với việc giảm tình trạng oxy hóa. [6] việc sinh trưởng vi khuẩn P.acnes làm thủy phân chất nhày triglycerid tạo ra acid béo tự do có thể tạo thành các nhân mụn nhỏ.

1.2.4 Quá trình viêm

P. acnes tạo ra một polypeptide trọng lượng phân tử thấp [14] có thể bị khuếch tán qua biểu bì nang lông keratin hóa bất thường của nang trứng, vẫn còn nguyên vẹn về thể chất và thu hút các bạch cầu trung tính đa hình đến nang trứng. Các P. acnes bị thực bào bởi bạch cầu trung tính, giải phóng các enzyme thủy phân được cho là gây ra sự nong và vỡ nang trứng, các dịch trong các nang này sẽ tràn vào vùng da xung quanh và gây viêm. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các viêm là từ kết quả từ nhiều các enzyme thủy phân neutrophilic, các enzyme P. acnes, bã và các cơ quan ngoài[8].

Sự kết hợp keratin, chất bã nhờn và vi sinh vật đặc biệt là P. acnes dẫn đến sự giải phóng các chất trung gian gây viêm và sự tích tụ các tế bào lympho T, bạch cầu trung tính và các tế bào khổng lồ trong cơ thể người, điều này lần lượt gây ra sự hình thành các thành viêm, mụn mủ và tổn thương nốt. [12] [13]

1.3 Phân loại mụn trứng cá [15, 17, 18, 19, 20, 21]

Bệnh trứng cá được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương khác nhau. Nó có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm. Bệnh xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì, một số trường hợp bệnh giảm dần theo thời gian, nhưng nhiều bệnh nhân bệnh tiển triển dai dẳng từng đợt. Dựa vào đặc điểm của bệnh và hình thái tổn thương bệnh được chia ra thành các thể lâm sàng như sau:

1.3.1 Trứng cá thông thường (Acne Vulgaris)

Là thể rất phổ biến ở cả hai giới đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các tổn thương khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như mặt (má, trán, cằm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai. Đôi khi nhân trứng cá ở vành tai, bọc ở ống tai, màng nhĩ và đặc biệt gặp tổn thương u, cục, nang ở cổ, gáy. Tổn thương rất đa dạng: Nhân trứng cá, sẩn nang lông, sẩn mụn, mụn mủ, u viêm tấy, áp xe trung bì và hạ bì. Các thương tổn này không phải thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân.



Hình 2: Hình ảnh bệnh nhân bị trứng cá thông thường (Acne Vulgaris)

1.3.2 Trứng cá đỏ (Acne Rosacea)

Trứng cá đỏ thường gặp ở người da trắng từ 30 đến 50 tuổi. Đa số gặp ở nữ giới, nhất là người có cơ địa da dầu. Tổn thương trứng cá đỏ thường ở vùng giữa mặt, tiến triển qua nhiều giai đoạn. Trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, đôi khi nổi cộm giống như u hạt. Sau nhiều đợt tiến triển, nhất là ở nam giới thường có phản ứng phì đại, xơ hóa ở vùng mũi tạo thành mũi sư tử. Ổ nhiễm khuẩn cũng đã được đề cập đến, đặc biệt là vai trò của Propionibacterium acnes và Demodex folliculorum



Hình 3: Hình ảnh bệnh nhân bị trứng cá đỏ (Acne Rosacea)

1.3.3. Trứng cá mạch lươn (Acne congobata)

Bệnh gặp chủ yếu ở đàn ông, bắt đầu sau tuổi dậy thì và tiếp tục kéo dài hơn trong những năm về sau. Thương tổn thường ở ngực, mặt, lưng, vai và cổ. Ngoài ra còn thấy ở mông và tầng sinh môn. Tổn thương bắt đầu bằng mụn ở nang lông, tiến triển to dần và loét rất đặc biệt. Các ổ mủ nông và sâu, có khi rất to, cục viêm thành cụm 2 – 3 cái, đi vằn vèo thành hang hốc với nhiều lỗ dò, nhiều cầu da, nhiều đảo xơ. Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng khó chữa



Hình 4: Hình ảnh bệnh nhân bị trứng cá mạch lươn (Acne congobata)

1.3.4. Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis)

Loại trứng cá này chủ yếu gặp ở đàn ông, khu trú ở gáy và vùng rìa tóc. Đầu tiên xuất hiện các thương tổn viêm nang ở gáy, sắp xếp thành đường thẳng hoặc vằn vèo. Dần dần thương tổn tiến triển thành nhiều củ xơ hoặc dải xơ phì đại, gờ lên mặt da trông giống như sẹo lồi, trên bề mặt có một vài mụn riêng rẽ. Tiến triển lâu dài cuối cùng tự xẹp thành sẹo phẳng và trụi tóc vĩnh viễn.



Hình 5: Hình ảnh bệnh nhân bị Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis)

1.3.5. Trứng cá kê hoại tử (Acne miliaris necrotica)

Bệnh thường gặp ở nam giới, thương tổn khu trú một cách đối xứng ở trán, ở thái dương, rìa tóc. Hoại tử là đặc điểm của loại trứng cá này và nguyên nhân có thể do sự mẫn cảm của người bệnh đối với vi khuẩn. Đầu tiên là sẩn nang lông màu hồng, thường có ngứa và nhanh chóng biến thành mụn mủ mầu ngả nâu, bám rất chắc, xung quanh có một bờ viêm tấy mầu hồng, dưới vẩy là một ổ loét nhỏ, sau để lại sẹo lõm tồn tại vĩnh viễn.

1.3.6. Trứng cá sét đánh (Acne fulminans)

Là thể hiếm gặp của trứng cá nang nặng, xuất hiện đột ngột ở bệnh nhân nam tuổi thanh thiếu niên. Tổn thương là các cục lan rộng, nhanh, nặng. Sau biến thành từng mảng viêm nặng, hoá mủ, nhanh chóng để lại vết loét không gọn. Vị trí chủ yếu ở lưng, ngực, nếu ở mặt thường là nhẹ hơn. Thể này cần có phương pháp điều trị đặc biệt.

1.3.7. Trứng cá do thuốc (Acne Itrogenic)

Nhiều loại thuốc có thể gây nên thương tổn dạng trứng cá, khó có thể phân biệt với trứng cá thực sự. Tìm được nguyên nhân do thuốc rất khó, tuy nhiên có thể dựa vào đặc điểm lâm sàng, điều kiện xuất hiện và tiến triển của bệnh để nghĩ đến trứng cá do thuốc. Các loại thuốc và hoá chất có thể gây trứng cá như: Các hormon Androgen, ACTH, Testosterone, Progesterone… các Halogen như muối Iode, Brome, các thuốc chống lao, thuốc chống động kinh, thuốc hướng thần, thuốc chống phân bào, Corticosteroid…

1.3.8. Trứng cá nghề nghiệp (Occupational Acne)

Nhiều loại dầu hắc ín có thể gây thương tổn dạng trứng cá. Thương tổn loại này gần giống như trứng cá thường: nhân, sẩn, mụn mủ và nang. Dấu hiệu phân biệt của trứng cá nghề nghiệp là vị trí phát tổn thương, tuổi bệnh nhân và tiền sử có tiếp xúc với hoá chất.

Bệnh thường gặp ở những công nhân, thợ sửa chữa máy do tiếp xúc với dầu thô, sáp và các loại carbure hydro no hoặc không no. Tổn thương thường tương ứng với vị trí tiếp xúc của da và thấy ở cánh tay, đùi, thân mình, đặc biệt ở những công nhân quần áo bị ngấm dầu mỡ, vì vậy gọi là trứng cá hạt dầu.- Trứng cá trước tuổi thành niên (Preadolescent acne)

Thể này được phân làm 3 loại đó là:

Trứng cá sơ sinh (Neonatal acne): Xuất hiện trong 4 tuần đầu của thời kỳ sơ sinh và trẻ trai hay bị hơn trẻ gái. Tổn thương có thể tồn tại vài tuần, bệnh tự khỏi không để lại vết tích gì.

Trứng cá trẻ em hay trứng cá tuổi ấu thơ (Infantile acne): Xuất hiện từ tháng thứ 2 và có thể là do trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng. Loại trứng cá này có thể kéo dài thành trứng cá tuổi thiếu niên hoặc thành trứng cá tuổi thành niên.

Trứng cá tuổi thiếu niên (Childhood acne): Nguyên nhân từ trứng cá trẻ em tồn tại dai dẳng. Yếu tố gia đình có vai trò quan trọng.

1.3.9. Trứng cá mũi sư tử (Rhinophyma)

Do tuyến bã hai bên mũi bài tiết rất nhiều, kèm theo thói quen nặn trứng cá của bệnh nhân làm cho tổ chức tuyến bã bị phì đại, quá sản thành u, lỗ chân lông giãn rộng làm cho mũi bị biến dạng.

1.4. Các thương tổn dạng trứng cá: Viêm nang lông do Demodex

Là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp ký sinh ở nang lông tuyến bã người và súc vật. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt với các triệu chứng không đặc hiệu như ngứa, rát, buồn như có con gì bò trên da, đỏ da bong vẩy hoặc giống viêm da dầu, viêm da quanh miệng và trứng cá. Bệnh được chia làm 3 nhóm chính:

· Viêm nang lông vẩy phấn.

· Dạng giống trứng cá đỏ.

· Viêm da do Demodex dạng trứng cá đỏ thể u hạt.

Các loại hình trứng cá khác:

Trứng cá trước chu kì kinh nguyệt: thường xuất hiện trước chu kì kinh nguyệt 1 tuần. Dùng thuốc tránh tha có estrogen sẽ làm giảm trứng cá loại này

Trứng cá do mỹ phẩm: thường gặp ở phụ nữ từ 25-30 tuổi, do dùng mỹ phẩm không thích hợp hoặc thói quen dùng nhiều kem bôi mặt, dầu làm ẩm da, kem chống nắng

Trứng cá do yếu tố cơ học: thường gặp ở những cô gái trẻ, do bệnh nhân có yếu tố tâm lí lo lắng hay nặn bóp tổn thương làm cho trứng cá nặng thêm, kết quả để lại sẹo thâm và sẹo teo da [22].

Tài liệu tham khảo:

1. Sams WM Jr, Lynch PJ, eds. Principles and Practice of Dermatology. New York: Churchill Livingstone; 1990

2. Leung AK, Robson WL. Acne. J R Soc Health 1991: 111: 57-60.

3. Winston MH, Shalita AR. Acne vulgaris – pathogenesis and treatment. Pediatr Clin North Am 1991; 38: 889-903

4. “Acne: Signs and symptoms”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.

5. Acne Can Change the Way You See the World. http://www.skincarephysicians.com/acnenet/socimpct.html

6. Eichenfield LF, Leyden JJ. Acne: Current concepts of pathogenesis and approach to rational treatment. Paediatrician 1991; 18:218-23.

7.Cunliffe WJ, Marks R, eds. Acne. London: Martin Dunitz; 1989.

8. Pochi PE, The pathogenesis and treatment of acne. Ann Rev Med 1990; 41: 187-98.

9. Lever l, Marks R. Current views on aetiology, pathogenesis and treatment of acne vulgaris. Drugs 1990; 39: 681-92.

10. Schmidt JB, Spona J, Niebauer G. Endocrinological involvement in acne. In: Marks R, Plewing G, eds. Acne and Related Disorder. London: Taylor & Francis; 1989.

11. Puhrel SM, Sakamoto M. The chemoattractant properties of comedonal contents. J Invest Dermatol 1978; 70: 353-4.

12. Asad F, Qadir A, Ahmad L. Anxiety and depression in patients with acne vulgaris. J Pak Assoc Dermatol 2002; 12: 69-72.

13. Katsambas AD, Stefanaki C, Cunliffe WJ. Guidelines for treating acne. Clin Dermatol 2004; 22: 439-44.

14. Eric Yarnell, N.D., R.H. (AHG) and Kathy Abascal, B.S., J.D., R.H. (AHG), Herbal Medicine for Acne Vulgaris, 2006)

15. http://nongnghiep.vn/su-dung-lo-hoi-lam-dep-post189698.html

16. wikipedia.org

17. Lê Kinh Duệ- 2000, “ Bệnh trứng cá” Bách khao thư bệnh học, tập 3. NXB từ điển bách khoa, Tr. 72-74.

18. Nguyến Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện (2001),” Da dầu và trứng cá”, Giáo trình bệnh da và hoa liễu, NXB quân đội nhân dân, Tr.313

19. Hoàng Ngọc Hà (2006), “Nghiên cứu tình hình, đắc điểm lâm sàng và lượng testosteron trong máu bệnh nhân nam bị trứng cá thông thường”, Luận văn thạc sĩ y học, học viện quân y.

20. Phạm Văn Hiền (1995), “ Bệnh trứng cá” bài giảng cho bác sĩ chuyên khoa da liễu, NXB quân đội nhân dân, Tr.210

21. Phạm Văn Hiền (1997),” trứng cá”, Nội san Da liễu, số 4, 1997

22. Dương Thị Nguyệt Minh và cộng sự (1996),” Các hormon trục tuyến yên- sinh dục trên nam giới và nữ giới”, kết quả dước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người việt Nam, NXB Y học, Tr 130







bottom of page