top of page

Xu Hướng Sử Dụng Cây Thuốc Làm Mỹ Phẩm

Tóm tắt:

Khái niệm về làm đẹp và mỹ phẩm là một khái niệm đã có từ thời cổ đại. Phụ nữ bị mê hoặc bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Do đó, họ thường sử dụng nhiều sản phẩm làm đẹp đa dạng có nguồn gốc thực vật để nhìn trẻ và quyến rũ hơn. Những cây thuốc ấn độ và tác dụng của chúng được phổ biến trên toàn thế giới. Mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật đã phát triển theo nhu cầu của thị trường thế giới và là một món quà vô giá của tự nhiên. Các công thức từ thực vật luôn luôn hấp dẫn sự chú ý đáng kể bởi tác dụng tốt và tác dụng phụ thường ít hơn so với thuốc tổng hợp. Thảo dược và gia vị đã được sử dụng trong việc duy trì và nâng cao vẻ đẹp từ thời xưa. Phụ nữ ấn độ đã sử dụng những những thảo dược như cây đàn hương (sandalwood) và nghệ (tumoric) cho chăm sóc da, cây lá móng cho màu tóc, móng tay và lòng bàn tay, bàn chân; dầu thực vật để làm hương cho cơ thể. Không lâu về trước, những liệu pháp làm đẹp từ thực vật được sử dụng trong những cung điện hoàng gia ở Ấn độ để tăng sự quyến rũ và duy trì vệ sinh chung.

Từ khóa: Mỹ phẩm, tóc, Cây thuốc, da

Giới thiệu:

Gần đây, một lượng lớn công thức mỹ phẩm và đồ dùng vệ sinh được phát triển dựa trên những cây thuốc Ấn độ. Một số thử nghiệm lâm sàng hiện đại đã được tổ chức với việc sử dụng cây thuốc Ấn độ vào chăm sóc cá nhân. Mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật được lập công thức, sử dung những nguyên liệu được cho phép để tạo nên những sản phẩm mà một hoặc nhiều thành phần thực vật được sử dụng để cung cấp lợi ích làm đẹp. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật tăng nhanh bởi chúng có ít tác dụng không mong muốn. Điều tuyệt vời nhất của Mỹ phẩm từ thực vật là nó hoàn toàn được làm từ thảo dược. Những thành phần tự nhiên trong thảo dược không có bất kì tác dụng không mong muốn nào lên cơ thể con người, ngoại trừ cung cấp dinh dưỡng và những khoáng chất có lợi khác. Theo Tiêu chuẩn Châu âu 93/35/ÊC, “sản phẩm Mỹ phẩm” được định nghĩa là bất kỳ chất hay quy trình có mục tiêu tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài khác nhau của cơ thể người ( da, tóc, móng, môi, cơ quan sinh dục bên ngoài) hay răng và lớp màng nhầy của miệng với mục đích chính là là làm sạch, làm thơm, thay đổi vẻ ngoài và/ hoặc thay đổi mùi cơ thể và/ hoặc bảo vệ, duy trì chúng ở điều kiện tốt. Những bằng chứng khoa học đã thảo dược chứa một lượng lớn và phức tạp các hoạt chất không chỉ làm mềm, mượt da mà còn

2.Tác dụng đối với da khô

2.1. Dầu dừa:

Dầu dừa là sản phẩm từ cây dừa có tên khoa học : Cocus nicifera thuộc họ Cau: Areacaceae. Nhiệt độ nóng chảy của dầu dừa là 24 – 25 độ C ( 75- 76 độ F), do đó, dầu dừa có thể dễ dàng tồn tại ở cả thể lỏng và thể rắn. Dầu dừa là một chất làm mềm và dưỡng ẩm tuyệt vời cho da. Một nghiên cứu chỉ ra dầu dừa nguyên chất cực kỳ hữu dụng và an toàn khi được sử dụng để dưỡng ẩm, không hề có tương tác có hại được ghi nhận. Một nghiên cứu khác phát hiện: dầu dừa giúp ngăn chặn sự mất mát protein do chải tóc ướt khi sử dụng 14 giờ.

2.2. Dầu hoa hướng dương

Đây là một loại dầu không bay hơi được chiết từ hạt cây hoa hướng dương. Tên khoa học : Helianthus annuus, họ : Cúc (Asteriaceae). Dầu hoa hướng dương chứa lecithin, tocopherols, carotenoids và sáp. Trong mỹ phẩm, nó có chức năng làm mềm và được công nhận là chất không gây mụn.

2.3. Lô hội

Một cây bản địa của Nam phi, cây lô hội là loại lá thịt, có nhiều răng, hoa màu đỏ hoặc vàng. Lô hội là nguyên liệu cho rất nhiều mỹ phẩm do nó có khả năng giữ ẩm, làm mềm da. Có thể chiết ra gel làm mềm dễ dàng từ lá cây lô hội

3. Tác dụng chống lão hóa:

3.1. Cây rễ vàng: Rhodiola rosea (Golden root) họ Lá bỏng (Crassulaceae) , cây mọc ở những vùng lạnh trên thế giới. Rễ cây rễ vàng được sử dụng trong hệ thống y học cổ truyển ở châu Âu và châu Á để gia tăng khả năng kháng lại sự căng thẳng về thể chất của các cơ quan, hiện tại, nó được sử dụng rộng rãi để làm chất chống oxy hóa




3.2. Cà rốt

Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota thuộc họ cần (Apiaceae). Cà rốt có giá trị lớn do nó là nguồn cung cấp vitamin A và các vitamin thiết yếu khác. Dầu hạt cà rốt có tác dụng chống lão hóa, phục hồi và trẻ hóa. Nó giúp quá trình tổng hợp tế bào mới và làm giảm nếp nhăn. Dầu hạt cà rốt hoạt động như một loại Toner tự nhiên và trẻ hóa làn da

3.3. Cây bạch quả

Tên khoa học là Ginkgo biloba thuộc họ bạch quả Ginkgoaceae, là một cây có kích thước rất lớn. Bạch quả nổi tiếng là một loại thuốc bổ cho tuần hoàn, cụ thể là củng cố cho những mao mạch nhỏ đến toàn bộ cơ quan, đặc biệt là não, Các mao mạch trở nên linh hoạt hơn, kết quả là oxy được vận chuyển đến não và mắt nhiều hơn. Điều này càng trở nên quan trọng khi về già, bạch quả giúp bảo vệ hệ thần kinh và chống lại quá trình oxy hóa

4. Tác dụng trị gàu

Cây lá móng:

Lá móng Lawsonia inermis thuộc họ Bằng lăng (Lythraceae) chứa một chất nhuộm tên là Lawsone, có thể thu được từ bột lá cây Lá móng. Lá móng là một chất thân thuộc tự nhiên với protein của tóc, làm nó có thể dính màu lên tóc

5. Tác dụng bảo vệ da

5.1. Cây trà:

Cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Khi sử dụng để bôi lên da hoặc để uống như thực phẩm bổ sung, chè có khả năng bảo vệ da. Theo nghiên cứu của khoa da liễu học thuộc trường Đại học Columbia, New York, Chè có tác dụng chống viêm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất catechins trong chè xanh có khả năng chống oxy hóa gấp khoảng 20 lần vitamin S. Kể cả đàn ông, phụ nữ hay trẻ em đều cần chiếc lá chắn tuyệt với này để chống lại tác động có hại của mặt trời.

5.2. Nghệ

Tên khoa học : Curcuma Longa thuộc họ gừng Zingiberaceae. Gừng được sử dụng rất rộng rãi để làm gia vị ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, những cô dâu Hindu thường chà một lớp nghệ lên cơ thể để nhìn sáng hơn. Những đứa trẻ mới sinh cũng được chà nghệ lên để cầu may mắn. Những người phụ nữ chà nghệ lên má để có một làn da sáng vàng tự nhiên

6. Tác dụng chăm sóc tóc:

6.1. Dầu hạnh nhân (almond oil)

Dầu hạnh nhân lấy từ cây hạnh đào (Prunus dulcis). Dầu hạnh nhân cứ một lượng lớn Omega-3. Đối với tóc, dầu hạnh nhân có thể làm mềm và làm khỏe, ngoài ra nó còn có khả năng làm một chất làm sạch tốt. Dầu hạnh nhân đã được sử dụng trong nhiều thể kỷ, kể cả trước khi nó được phát triển thành sản phẩm thương mại.

6.2. Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp là tên thương mại của dầu chưng cất từ lá cây bạch đàn. Tinh dầu khuynh diệp giúp loại bỏ gàu, do đó giúp tóc mọc khỏe mạnh. Chỉ cần trộn 9 đến 10 giọt tinh dầu khuynh diệp với dầu gội và nhẹ nhàng massage da đầu vài phút, rồi rửa sạch với nước. Massage với tinh dầu khuynh diệp có thể kích thích máu lưu thông trên da đầu, từ đó giúp tóc khỏe mạnh và đẹp hơn.

6.3. Các loại tinh dầu khác:

Tinh dầu là những hương liệu tự nhiên được chiết xuất từ các bộ phận từ thảo dược. Chúng thường bay hơi và có mùi hương. Tinh dầu không phải là dầu nhưng cũng giống dầu ở chỗ chúng đều không hòa tan trong nước. Tinh dầu chứa chủ yếu là các terpenoid, benzenoids, dẫn xuất acid béo và các alcohols. FDA công bố rằng các tinh dầu là những sản phẩn an toàn. Tuy tinh dầu được sử dụng rộng rãi ở mỹ phẩm, nhưng tác dụng thực sự của chúng thường không được hiểu rõ. Việc sử dụng tinh dầu thường dựa vào tính chất hóa học, vật lý, thuộc tính giác quan của chúng- điều này có sự phân biệt hoàn toàn các loại tinh dầu với nhau. Tinh dầu được sử dụng với nhiều mục đích như: liệu pháp xông hơi, mùi hương, massage, tắm,…., Những loại tinh dầu thường được sử dụng với các chức năng chính là:

Chất bảo quản: nhiều loại tinh dầu có khả năng chống lại vi khuẩn, nên được thêm vào công thức cùng với các chất bảo quản tổng hợp khác

Hương liệu: hương liệu từ tinh dầu là chức năng chính của tinh dầu dù hương liệu tổng hợp thường có độ ổn định và có thời gian lưu hương lâu hơn

Chăm sóc tóc: tinh dầu thường được dùng với chức năng dưỡng

Trị gàu, chăm sóc da : tinh dầu là thành phần lý tưởng để làm hoạt chất chính trong những sản phẩm chăm sóc da do chúng có khả năng thâm nhập vào da và kết nối màng tế bào da. Do đó, tinh dầu có tác dụng lâu dài đối với da.

Tài liệu tham khảo:

Herbal Plants: Used as a cosmetics Shweta K. Gediya*, Rajan B. Mistry, Urvashi K. Patel, M. Blessy and Hitesh N. Jain Sigma Institute of Pharmacy, Baroda, Gujarat, India