top of page

Phytoestrogen thực vật

Trong lịch sử phát triển, người dân châu Á có tỷ lệ mắc các chứng bệnh về tim mạch, triệu chứng mãn kinh, ung thư vú, tiểu đường, béo phì thấp hơn các nước phượng tây. Đậu nành là thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn của rất nhiều người châu Á và từ kinh nghiệm cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ các bệnh trên. Vậy thành phần nào trong đậu nành có tác dụng ?

Trong các chất được phân lập, Phytoestrogen là nhóm chất được chú ý nhiều nhất, trong đó có nhiều chất hiện nay được coi là những chất gây rối loạn nội tiết tố – EDCs (là những chất có thể đối kháng hoặc bắt chước tác dụng của hormon). Mặc dù các chất này có tác động giống với các EDCs nội sinh lên nhiều tế bào và phân tử, thái độ của công chúng và bác sĩ đối với Phytoestrogen đậu nành là khá tích cực, trong khi các phytoestrogen bán tổng hợp đang là chủ để của dư luận. Thực tế, khi phơi nhiễm với các EDCs tổng hợp khác như thuốc trừ sâu( DDT, methoxychlor), chất bôi trơi công nghiệp ( PCBs) và thuốc hóa dẻo( phtalates, Bisphenol A) thường liên quan đến tình trạng suy giảm sưc khỏe và gia tăng tỉ lệ ung thư, béo phì. Ngoài ra, các Phytoestrogen được tin tưởng rộng rãi là cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như điều trị ung thư, xơ vữa động mạch, loãng xương.

Tuy nhiên, các tác dụng này dường như đã được phóng đại lên. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã kiểm tra tác động của đậu nành và phytoestrogen đậu nành lên sức khỏe đã cho thấy những kết quả trái chiều và nhiều tranh cãi. Thâm chí, nhiều nghiên cứu còn đưa ra bằng chứng cho thấy, sự tiếp xúc với Phtoestrogen còn có thể gây nguy hiểm đối với một số nhóm, trong đó đặc biệt là trẻ sơ sinh và thai nhi. Vậy chúng có lợi hay có hại? Câu trả lời chắc chắn sẽ rất phức tạp và có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ sử dụng,…

1. Định nghĩa phytoestrogen Phytoestrogen là nhóm chất nguồn gốc thực vật có cấu trúc gần giống với Estrogen trong cơ thể người. Tên của chúng bắt nguồn từ tiếng hy lạp : phyto (cây cối) VÀ estrogen- hormon sinh dục trong cơ thể động vật

2. Phân bố Phytoestrogen có mặt trong những thực phẩm như: cà phê, sắn dây củ tròn, rượu bourbon whiskey, táo, cà rốt, nhân sâm, và đặc biệt nhiều nhất trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu.

3.Cấu trúc Phytoestrogens là một nhóm lớn gồm những hợp chất có cấu trúc phenolic tự nhiên trong đó chiếm nhiều nhất là các coumestans, các isoflavons và các prenyflavonoids. Các isoflavonoids là nhóm được nghiên cứu nhiều nhất, có 2 chất khá phổ biến là daidzein và genistein Lignans cũng là một Phytoestrogens được nghiên cứu nhiều, dù nó không thuộc cả 3 nhóm trên





4. Cơ chế tác dụng Do có cấu trúc tương tự với estrogen nên các phytoestrogen có thể liên kết với các Receptor estrogens, do đó gây ra các tác dụng giống với estrogen nhưng yếu hơn. Ngoài tương tác với các receptor của estrogen, các phytoestrogen còn có thể điều chỉnh nồng độ của estrogen nội sinh bằng cách kết hợp hoặc bất hoạt một số enzym, hoặc có thể ảnh hưởng đến tác dụng sinh học của hormon giới tính nhờ làm giảm hoặc kích thích tổng hợp glubolin gắn hormon giới tính.

5.Tác dụng 5.1. Tác dụng lên nam giới Trong nghiên cứu của Hamilton-reeves JM và cộng sự 2010 đã chứng minh cả đậu nành và các thực phẩm chức năng chứa isoflavone đều không thay đổi nồng độ testosteron sinh học ở cơ thể nam giới. Bên cạnh đó, các thực phẩm chức năng chứa isoflavone không có tác động gì đến việc suy giảm tinh trùng.

5.2. Tác dụng lên Nữ giới Chưa có bằng chứng chắc chắn nào liên quan đến việc phytoestrogen có tác dụng ngăn cản ung thư ở nữ giới. Một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra phytoestrogen có thể giúp chống lại ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây kết luận rằng: Những phụ nữ ung thư vú hoặc có tiên sử ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ khối u phát triển nếu sử dụng đầu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành do chúng có khả năng tác động lên sự phát triển của Receptor estrogen trong ống nghiệm. Nồng độ thấp của daidzin và genistein có khả năng kích thích khối u, trong khi những tác động có lợi của chúng thường xảy ra ở mức nồng độ cao hơn. Năm 2006, một bài tổng quan của Messina và các cộng sự đã báo cáo rằng không có đủ thông tin chứng minh Phytoestrogen có tác dụng tốt như đã đưa ra đối với con người, cho dù những nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy phytoestrogen có khả năng ức chế khối u. Cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận phytoestrogen có tác dụng tốt hay xấu đến ung thư vú. 5.3 Tác dụng đối với trẻ sơ sinh Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nồng độ của isoflavone có thể có tác động lên tế bào ruột. Ở liều lượng thấp, genistein hoạt động như một estrogen yếu và kích thích sự phát triển của tế bào; Ở liều cao, nó ức chế sự tăng sinh.

Theo hướng dẫn lâm sàng của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) đã công bố mặc dù các công thức sữa bột cho trẻ sơ sinh dựa trên đậu nành có thể cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể bình thường. Tuy nhiên có một vài chỉ dẫn cho việc sử dụng chúng để thay thế sữa bò bao gồm: những đứa trẻ sơ sinh thiếu lactase và trong trường hợp mà đứa trẻ cần được ăn trong chế độ ăn chay.

Tài liệu tham khảo: 1. Messina M, McCaskill-Stevens W, Lampe JW (Sep 2006). “Addressing the soy and breast cancer relationship: review, commentary, and workshop proceedings”. Journal of the National Cancer Institute. 98 (18): 1275–84. 2. Chen AC, Donovan SM (Jun 2004). “Genistein at a concentration present in soy infant formula inhibits Caco-2BBe cell proliferation by causing G2/M cell cycle arrest”. The Journal of Nutrition. 134 (6): 1303–8. 3. Hamilton-Reeves JM, Vazquez G, Duval SJ, Phipps WR, Kurzer MS, Messina MJ (Aug 2010). “Clinical studies show no effects of soy protein or isoflavones on reproductive hormones in men: results of a meta-analysis”. Fertility and Sterility. 94 (3): 997–1007.


















bottom of page